Khi tham gia vào bộ môn gà đá này một vấn đề bạn không thể bỏ qua là những tiếng lóng trong đá gà thông dụng của những người chơi gà nói với nhau. Nếu bạn không thể hiểu đúng nghĩa của các từ lóng, thì không thể hòa nhập, giao tiếp với các anh em chơi gà được.
Để các anh em mới chơi có thể dễ dàng tham gia bộ môn này mà không bị bỡ ngỡ. Chúng mình đã tổng hợp lại những thuật ngữ, tiếng lóng thông dụng nhất. Anh em có thể tham khảo trong bài viết sau đây nhé.
Tại sao bạn cần biết các tiếng lóng trong đá gà?

Dù trong ngành nghề nào, cũng sẽ có những thuật ngữ chuyên môn chỉ có trong giới mới biết được. Bộ môn đá gà cũng vậy, sẽ có đa dạng những thuật ngữ chỉ vật dụng, chỉ việc chăm sóc gà, hay trong thi đấu đều sẽ có những cụm từ chuyên dụng. Đồng thời ở mỗi vùng miền còn có các cách nói khác nhau cho một sự việc.
Là một người mới tham gia bạn không thể biết hết được các từ ấy là gì? Bạn sẽ hoang mang và không thể hòa nhập vào các cuộc nói chuyện của những người chơi gà. Hoặc không biết làm thế nào khi nghe đến một thuật ngữ ấy. Vì thế việc đầu tiên mà bạn nên làm khi muốn chơi đá gà đó là phải biết về các thuật ngữ hay tiếng lóng mà người chơi gà thường dùng.
Các tiếng lóng trong đá gà ở các trận chọi gà

Vốn từ lóng trong bộ môn đá gà rất đa dạng. Trong mỗi khâu chuẩn bị, tập luyện hay trong cả thi đấu đều có những từ riêng để gọi. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay nhé
Từ lóng trong luyện tập cho gà đá
Đi Hơi
Đi hơi hay còn gọi là vần hơi một trong những tiếng lóng trong đá gà, xô hơi, xoay hơi hay quần hơi gà chọi. Đây là những từ dùng để chỉ quá trình cho gà chọi tập những bài thể lực. Thời gian để thực hiện những bài này là khi gà đã 7 – 8 tháng tuổi. Các chú gà sẽ được bịt kín mỏ chỉ tập trung chủ yếu vào các bộ phận khác như chân, cổ hay mình để tấn công đối thủ. Đi hơi là một trong các bước cơ bản để huấn luyện tăng độ bền sức cho gà
Chạy Lồng
Chạy lồng hay chạy bội là thuật ngữ chỉ việc người nuôi gà sẽ chốt chú gà của mình vào một chiếc lồng tre. và thả một con khác bên ngoài để 2 con quan sát và vờn nhau. Cách làm này giúp gà trở nên hăng máu và không ngại đối thủ. Hạn chế việc gà bỏ chạy trong thi đấu. Ngoài ra quá trình này còn giúp gà tăng độ bền bỉ và dẻo dai cho đôi chân.

Dầm Cán – Tiếng lóng trong đá gà
Đây là tiếng lóng trong đá gà, chỉ quá trình ngâm chân cho gà vào thuốc ngâm chân. Thuốc để ngâm chân cho gà thường sẽ pha thêm nước muối và nước tiểu. Việc này sẽ giúp chân gà rắn rỏi hơn. Khi thi đấu ra đòn sẽ có lực hơn
Quần Sương
Quần sương là quá trình người nuôi gà để gà tập luyện vào sáng sớm khi trời còn mờ sương. Người ta tin việc để gà dầm sương sẽ giúp gà tăng đề kháng, sức chịu đựng và dẻo dai hơn gà bình thường.
Om gà – tiếng lóng trong đá gà
Đây là tiếng lóng trong đá gà đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chuẩn bị cho gà đi chiến đấu. Người nuôi gà sẽ om qua qua các bài thuốc dân gian như trà xanh hay ngải cứu để gà sở hữu một bộ da dày, đỏ hơn. Ngoài ra còn phòng các bệnh ngoài da cho gà. Giúp xương cốt gà trở nên cứng hơn và tăng khả năng chiến đấu cho gà.

Thuật ngữ gọi tên các bài tập cho gà
- Bay: Còn gọi là thảy gà. Là từ nói về hành động bồng gà lên vị trí cao hơn so với đất tầm khoảng 1m. Sau đó thả hoặc thảy gà xuống để gà đạp cánh bay và tiếp đất. Tập cho gà tiếp đất vững, giúp cách và chân gà khỏe hơn
- Hất: Việc hất cũng tương tự với bay. Giữ gà ở độ cao tầm 50cm so với mặt đất rồi hất gà lên cao, để gà bay và tiếp đất. Có hai hình thức hất là hất xuôi (hất đầu) hoặc hất ngược (hất đuôi).
- Bật : Bật chỉ hành động hất gà tại chỗ chứ không cần phải nâng gà chọi lên cao.
Tiếng lóng trong đá gà được sử dụng trong thi đấu
- Biện: Từ biện trong một cuộc đấu gà ý chỉ trọng tài của trận đấu đó
- Nài: Nài là từ chỉ người chăm sóc và sửa gà. Mỗi bên sẽ có 1 nài. Trong trận đấu chỉ có nài mới được tiếp xúc với gà.
- Nhử gà: Là từ chỉ việc những chủ gà sẽ để hai chú gà đối mặt cự nhau Tuy nhiên chúng vẫn sẽ được giữ đuôi lại. Việc này giúp gà xung khí và máu chiến hơn trước khi thi .
- Xổ gà: Là quá trình thả gà ra để gà vờn thử với nhau vài đòn. Không phải đấu chính thức nên gà sẽ được bịt cựa và mỏ.
Một số tiếng lóng trong đá gà chỉ đồ vật liên quan

- Vỏ đệm: Là vật dụng có từ xưa được đan bằng cỏ bàng hoặc lục bình.Vỏ gà chuyên dùng để đựng gà mang đi cho tiện. Bên ngoài vỏ đệm có đục lỗ để có không khí cho gà thở
- Tủ xếp: Là vật dùng nhốt gà để chờ thi đấu có hình vuông. Có kích thước vừa vặn với tủ xếp và có thể xếp tháo rời.
- Bội gà: Hay là lồng úp có nhiều hình dạng được làm bằng kẽm hoặc tre. Là đồ dùng chuyên để úp gà cho gà tắm nắng hoặc luyện chân cho gà xới đất. Bội gà có nhiều kích thước khác nhau.
- Lều gà: Đây là vật dụng chỉ thấy nhiều ở các trại gà lớn ở nước ngoài. Lều có mái che để gà có thể trú mưa trú nắng. Đồng thời gà sẽ được cột dây dài vào chân để thoải mái đi lại ra vào lều.
- Lồng xách: Đây cũng là vật dụng chuyên để đựng chiến kê mang đi. Nhưng so với vỏ đệm. Dùng lồng xách, gà sẽ ít bị gãy đuôi hơn. Lồng xách được làm bằng nan tre hoặc mây. Có nhiều kích cỡ khác nhau để phù hợp với chiến kê.

- Tủ dưỡng: Ở một số trường gà lớn có trang bị các loại tủ. Thiết kế giống như tủ gửi đồ nhưng với kích thước to hơn. Trên mỗi tủ đều sẽ đánh số để các sư kê đến tham gia có thể gửi gà mình vào đó chờ nghỉ ngơi.
- Chuồng bay: Là loại chuyên dùng để tập huấn cho gà đá có kích thước lớn. Bên trong chuồng có gác một cây ngang trên cao để gà có thể bay lên và bay xuống. Lồng được làm phổ biến là lưới gân hoặc lưới kẽm.

- Kê phòng: Đây là thuật ngữ phổ biến trong các trường gà lớn. Để chỉ các phòng cho các sư kê đem vào gà nghỉ dưỡng trước khi tham gia trận đấu.
Tổng hợp các tiếng lóng trong đá gà khác

Xới: Hay còn gọi là trường gà. Là địa điểm tập trung diễn ra các trận đấu gà.
Chạng gà: Là tiếng lóng trong đá gà chỉ hạng cân của gà. Thường gà nòi sẽ có 4 chạng :
- Chạng ngoại thuộc hạng nặng trên 5 ký.
- Chạng nhất thuộc hạng trên 4 ký
- Chạng nhì thuộc hạng trên 3 ký
- Chạng 3 thuộc hạng từ 3 ký trở xuống.
Cáp độ: là từ chỉ trận chiến sòng phẳng giữa 2 chiến kê có sự tương thích về ngoại hình
Gà cựa: Đây là giống gà nòi có cựa dài. Mình gà có nhiều lông như gà tàu, thường có cân nặng tối đa 4 ký. Với chiếc cựa của mình, gà có thể đâm chết đối thủ của mình chỉ với một chiêu nếu sử dụng đủ lực.
Gà đòn: Đây là giống gà có vóc dáng cao to, thân hình chắc khỏe, ít lông. Thường sẽ trụi lông phần cổ và đùi. Gà có cặp chân to cao, cựa ngắn và tà đầu. Khi thi đấu gà đòn chủ yếu dùng sức để đánh gục đối thủ
Gà cúp: Là gà có đuôi cụt do bẩm sinh. Thông thường gà này đem đi đá dễ bị té ngược ra sau. Bởi đuôi bị cụt làm mất cân đối cơ thể. Tuy nhiên vẫn có các trường hợp gà đá nay, nên tốt nhất nên xổ gà vài lần xem thử.
Biết thêm được nhiều tiếng lóng trong đá gà có thể giúp bạn đỡ bỡ ngỡ và dễ dàng hòa nhập với các anh em có cùng đam mê. Thông qua bài viết tổng hợp về cẩm nang trong Chọi gà SV388 đã chia sẻ cho bạn trên đây. Mong là đã giúp các bạn mới tham gia phần nào hiểu hơn rõ hơn về bộ môn đá gà này.